Cầu dây văng lớn nhất TPHCM nối Nhà Bè-Cần Giờ
TPHCM dự kiến trình chủ trương đầu tư cầu Cần Giờ dài 7,3km, kết nối huyện Nhà Bè với Cần Giờ, vào năm 2025, sau khi quy hoạch chung của thành phố được phê duyệt.

Ngày 9.3, Sở Giao thông Công chánh TPHCM cho biết, từ tháng 12.2023, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án đã được trình Hội đồng thẩm định thành phố.
Tuy nhiên, do quy hoạch chung TPHCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060 chưa được phê duyệt, dự án cầu Cần Giờ chưa đủ cơ sở để trình HĐND TPHCM xem xét chủ trương đầu tư.
Sau khi quy hoạch chung của thành phố được thông qua, Sở Giao thông Công chánh TPHCM cho biết sẽ hoàn thiện hồ sơ và trình cấp thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của dự án trong năm 2025.
TPHCM đặt mục tiêu khởi công cầu Cần Giờ ngay trong năm 2025 và hoàn thành vào năm 2028.

Cầu Cần Giờ có tổng chiều dài 7,3km, trong đó phần cầu chính dài gần 3 km, đường dẫn dài hơn 4,3km. Công trình có quy mô 6 làn xe (gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ) với vận tốc thiết kế 60km/h.
Cầu được xây dựng theo dạng dây văng, tĩnh không thông thuyền 55 m (tương đương cầu Bình Khánh của dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành) – cao nhất Việt Nam thời điểm hiện tại. Cầu Cần Giờ cũng sẽ là cầu dây văng lớn nhất TPHCM.
Ngoài cầu chính, dự án còn xây dựng thêm ba cây cầu trên tuyến: Cầu Sông Chà (dài khoảng 640,5m, rộng 29,5m); cầu Tắc Sông Chà (dài khoảng 64,2m, rộng 40m); cầu Rạch Mương Ngang (trên đường song hành phía Nhà Bè) dài 64,2m, rộng 7,75m.
Về hướng tuyến, điểm đầu cầu nằm trên đường 15B (huyện Nhà Bè), cách rạch Mương Ngang khoảng 500m về phía Bắc, sau đó cắt qua đường Nguyễn Bình rồi vượt sông Soài Rạp. Khi sang huyện Cần Giờ, cầu sẽ kết nối với đường Rừng Sác tại vị trí cách phà Bình Khánh khoảng 2,1km về phía Nam.Dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng theo mặt cắt ngang hoàn chỉnh toàn tuyến 40 m, với tổng diện tích đất sử dụng khoảng 35,93ha (huyện Nhà Bè 7,35ha, huyện Cần Giờ 28,58ha).
TPHCM dự kiến đầu tư cầu Cần Giờ theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) với tổng vốn hơn 11.000 tỉ đồng.
Trong đó, vốn ngân sách nhà nước khoảng 3.018 tỉ đồng (tương đương 36,18%), còn lại 5.323 tỉ đồng (63,82%) do nhà đầu tư huy động.
Dự án cầu Cần Giờ đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lớn. Mới đây, Trung Nam Group đã đề xuất đầu tư dự án cầu Cần Giờ theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao) thay vì BOT.
Doanh nghiệp này cho rằng mô hình BT sẽ giúp TPHCM huy động hiệu quả nguồn lực tư nhân để phát triển hạ tầng giao thông trọng điểm, đồng thời giảm áp lực cho ngân sách thành phố khi không phải góp vốn.

Bên cạnh đó, tập đoàn Vingroup cũng đề xuất UBND TPHCM cho phép nghiên cứu phương án đầu tư một tuyến đường sắt đô thị từ trung tâm thành phố đi Cần Giờ bằng nguồn vốn tự bỏ ra.
Việc nghiên cứu trên cơ sở kết hợp với việc đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ để đảm bảo sự kết nối, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và tiết kiệm chi phí đầu tư.
Vingroup đề nghị được phối hợp với Sở Giao thông Công chánh TPHCM và đơn vị tư vấn đang triển khai dự án cầu Cần Giờ để tìm ra giải pháp kỹ thuật phù hợp, đảm bảo hiệu quả đầu tư khi kết hợp hạng mục đường sắt đô thị với cầu Cần Giờ.
Theo báo laodong.vn
Vinhomes Green Paradises Cần Giờ
Trong tương lai, dự án Vinhomes Green Paradises Cần Giờ được quy hoạch để trở thành Khu đô thị du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, hội thảo hội nghị kết hợp nghỉ dưỡng, đô thị thông minh, dịch vụ công nghệ cao, nhà ở, dịch vụ, khách sạn,… với quy mô dân số khoảng 230.000 người, phục vụ khoảng 8 – 10 triệu lượt khách du lịch mỗi năm.
Khu đô thị được thiết kế thành 4 khu chức năng chính gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, dịch vụ giải trí và khu biệt thự căn hộ cao cấp phục vụ khoảng 31.000 cư dân và khách du lịch.
Theo ước tính, Dự án Vinhomes Green Paradises sẽ cung cấp khoảng 48.150 căn thấp tầng và 15.640 căn hộ ra thị trường trong những năm tới. Dự án có pháp lý hoàn chỉnh, được chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

CHỦ ĐẦU TƯ VINGROUP
VINHOSMES ĐƠN VỊ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN
Là nhà phát triển bất động sản số 1 Việt Nam, Vinhomes luôn là cái tên hấp dẫn nhất đối với thị trường và khách hàng. Vinhomes được đánh giá “bảo chứng vàng” cho thành công của các dự án bất động sản trên thị trường. Với uy tín và tiềm lực của nhà phát triển hàng đầu, Vinhomes còn đồng hành cùng các ngân hàng đối tác lớn nhất trong nước: Techcombank, Vietcombank, BIDV, VietinBank… để cung cấp các chính sách hỗ trợ linh hoạt với mong muốn giảm thiểu các gánh nặng tài chính cho khách hàng.
Các dự án do Vinhomes phát triển mở ra những không gian sống mới, thay đổi bộ mặt cảnh quan cũng như tạo nên những giá trị sống hoàn hảo mà bất kì khách hàng nào cũng đều có thể cảm nhận, điều mà không nhiều dự án BĐS nào khác có thể làm được.
Theo vinhomes-cangio.com.vn
Hạn chót 15.4 thẩm định hồ sơ metro Cần Giờ do Vingroup đề xuất
Đây là một trong những chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường sau cuộc họp rà soát tiến độ các tuyến đường sắt đang triển khai tại TP.HCM.
Theo đó, Phó chủ tịch UBND TP giao Sở Tài chính chủ trì khẩn trương, phối hợp các đơn vị liên quan hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề xuất dự án tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao kết nối trung tâm TP.HCM với huyện Cần Giờ theo phương thức đối tác công tư theo đúng quy định. Đồng thời, tổ chức thẩm định hồ sơ đề xuất của nhà đầu tư và tham mưu UBND trước ngày 15.4.
Trước đó, Sở GTCC TP.HCM cũng có văn khẩn gửi Sở Xây dựng TP về việc rà soát, cập nhật và bổ sung tuyến metro Cần Giờ vào đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn 2060.
Theo đề xuất của nhà đầu tư, tuyến metro sẽ xuất phát từ đường Nguyễn Văn Linh (đoạn giữa nút giao đường Nguyễn Thị Thập và đường Lý Phục Man), đi theo dải phân cách giữa đường Nguyễn Văn Linh. Đến nút giao với đường Nguyễn Lương Bằng, rẽ trái và đi giữa theo đường Nguyễn Lương Bằng, đường 15B, đường D1, vượt cầu Rạch Đĩa sang khu TĐC Hồng Lĩnh – Nhà Bè. Sau đó đi thẳng theo đường số 11 khu TĐC Vạn Phát Hưng – Nhà Bè.
Sau khi vượt sông Soài Rạp, tuyến đi song song với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành đến đường Rừng Sác thì rẽ phải và bám theo đường Rừng Sác đến cuối tuyến.
Tuyến metro Cần Giờ được đề xuất tổng chiều dài 48,5 km đi trên cao, bao gồm 2 ga (ga đầu cuối là ga Tân Phú và ga Cần Giờ), 1 depot dự kiến đặt tại khu đất 39 ha, Long Hòa, Cần Giờ và 1 depot dự kiến đặt tại khu đất 20 ha ở quận 7. Dự án được thiết kế loại đường đôi, khổ 1.435 mm mỗi đường với tốc độ tối đa 250 km/giờ. Công trình có tổng mức đầu tư khoảng 102.370 tỉ đồng (tương đương 4,09 tỉ USD).
Nếu được UBND TP và Sở GTCC thông qua, Vingroup dự kiến ngay trong năm nay hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình các cấp có thẩm quyền đưa vào quy hoạch phát triển đường sắt đô thị và phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư; sau đó triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để chính thức khởi công vào 2026, hoàn thiện vận hành thử và bàn giao dự án vào năm 2028.
TP.HCM lấy ý kiến sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu
Người dân nhiều phường ở TP.HCM nhận được phiếu lấy ý kiến về việc sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như thành lập các phường mới.
Ngày 13.4, người dân nhiều phường tại TP.HCM nhận được phiếu lấy ý kiến về phương án sáp nhập tỉnh và sáp nhập phường.
Cụ thể, người dân nhận được 2 phiếu, gồm phương án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu vào TP.HCM thành TP.HCM mới, cũng như phương án sáp nhập các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Đơn cử như tại phường Bình Chiểu, người dân nhận phiếu cho ý kiến về việc sáp nhập toàn diện tích tự nhiên và dân số của TP.HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để thành lập TP.HCM (mới).
Đồng thời, người dân cũng nhận thêm phiếu cho ý kiến về việc nhập phường Bình Chiểu, Tam Bình và Tam Phú của TP.Thủ Đức thành phường mới, lấy tên là phường Tam Bình.
Hồi đầu tháng 4.2025, UBND TP.Thủ Đức gửi tờ trình về UBND TP.HCM và Sở Nội vụ phương án chia tách 34 phường hiện hữu thành 12 phường mới, trong đó có 5 phường đặt tên mới và 7 phường giữ lại tên phường cũ. Trong đó, hợp nhất phường Bình Chiểu, Tam Bình và Tam Phú thành phường Tam Bình.
Việc lấy ý kiến cử tri nhằm thực hiện 4 kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã).
Tại hội nghị Trung ương lần thứ 11 vừa diễn ra, Trung ương Đảng thống nhất phương án sáp nhập từ 63 tỉnh, thành phố còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương, giảm 60 – 70% số xã, xây dựng chính quyền 2 cấp.
Lãnh đạo một số quận ở TP.HCM cũng cho biết đã triển khai việc lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập cấp tỉnh, cấp phường.
Theo thanhnien.vn
Bài viết mới
- Khởi công đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ: Vingroup muốn tạo ‘kỳ quan đô thị chưa từng có’
- Cầu dây văng lớn nhất TPHCM nối Nhà Bè-Cần Giờ
- Vinhomes Green Paradises Cần Giờ
- Hạn chót 15.4 thẩm định hồ sơ metro Cần Giờ do Vingroup đề xuất
- TP.HCM lấy ý kiến sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu
Danh mục
Bài viết mới
- Khởi công đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ: Vingroup muốn tạo ‘kỳ quan đô thị chưa từng có’
- Cầu dây văng lớn nhất TPHCM nối Nhà Bè-Cần Giờ
- Vinhomes Green Paradises Cần Giờ
- Hạn chót 15.4 thẩm định hồ sơ metro Cần Giờ do Vingroup đề xuất
- TP.HCM lấy ý kiến sáp nhập 2 tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu